• amunboss
  • Tin Tức
  • Không có bình luận

Thị trường thiếu nhân sự trầm trọng 

Nhiều năm gần đây, ngành xây dựng vẫn gặp nhiều khó khăn, trong đó phải kể đến tình trạng khan hiếm lao động diễn ra phổ biến và đáng lo ngại. Trong bối cảnh nhu cầu xây dựng ở Việt Nam ngày một tăng cao, thị trường đang cần số lượng lớn nhân sự có tay nghề, có đào tạo để hướng tới mục tiêu đẩy nhanh tiến độ dự án, cũng như giảm sự phụ thuộc vào nước ngoài. 

Theo báo cáo đánh giá về thực trạng chất lượng nhân lực ngành xây dựng của Tổng hội Xây dựng Việt Nam, nước ta đang có hơn 7 triệu lao động làm việc trong ngành. Tuy nhiên, nguồn nhân sự này vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Các chuyên gia dự báo, nhu cầu nhân lực của ngành xây dựng sẽ tăng thêm khoảng 400.000 – 500.000 lao động mỗi năm. Số lượng lao động làm việc trong ngành xây dựng vào năm 2030 có thể đạt tới con số khoảng 12-13 triệu người.

1 ngành học thiếu gần 500.000 nhân sự mỗi năm: Thiết yếu bậc nhất thị trường, lương tăng chóng mặt theo trình độ, có thể tới 47 triệu đồng/ tháng- Ảnh 1.

Không chỉ thiếu về số lượng, chất lượng lao động ngành xây dựng hiện nay cũng chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Vì hầu hết họ là lao động ngắn hạn, không có tay nghề, chiếm đến 75% (theo Tạp chí điện tử VNEconomy). 

Cũng theo số liệu của Học viện Cán bộ Quản lý Xây dựng và Đô thị (Bộ Xây dựng), số lượng lao động có trình độ cao đẳng, trung cấp nghề chỉ chiếm tỷ lệ 11,8%; số thợ bậc cao (bậc 6, 7) chỉ chiếm khoảng 7% nhân lực ngành xây dựng. Mục tiêu đến năm 2030, tỷ lệ lao động ngành xây dựng qua đào tạo sẽ đạt mức khoảng 75%. 

1 ngành học thiếu gần 500.000 nhân sự mỗi năm: Thiết yếu bậc nhất thị trường, lương tăng chóng mặt theo trình độ, có thể tới 47 triệu đồng/ tháng- Ảnh 2.

Hiện trạng ”khát” nhân lực trầm trọng trong ngành xây dựng cho thấy nhu cầu tuyển dụng lao động ngành này luôn cao. Sinh viên học ngành này có nhiều cơ hội việc làm tốt, hợp với chuyên môn và cơ hội phát triển cao. 

Ông Nguyễn Tiến Dương – Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Quản lý Dự án và Đầu tư-CPMI, CO-Founder GCD chia sẻ tại tọa đàm “Học ngành Xây dựng, tương lai bền vững”:”Hiện nay, nhân lực ngành xây dựng đang thiếu. Vì vậy, những sinh viên học ngành Xây dựng hãy yên tâm khi ra trường là có việc làm”.

Ngành xây dựng học gì?

Ngành xây dựng (kỹ thuật xây dựng, kiến trúc xây dựng) được hiểu là ngành học đào tạo các kỹ sư xây dựng có kiến thức, chuyên môn và năng lực thiết kế, tư vấn, tổ chức thi công, quản lý, giám sát, nghiệm thu các công trình xây dựng dân dụng, công trình xây dựng công nghiệp phục vụ đời sống con người như: Nhà cao tầng, bệnh viện, trường học, nhà xưởng, trung tâm thương mại, sân bay, cầu đường,… 

1 ngành học thiếu gần 500.000 nhân sự mỗi năm: Thiết yếu bậc nhất thị trường, lương tăng chóng mặt theo trình độ, có thể tới 47 triệu đồng/ tháng- Ảnh 3.

Theo học ngành xây dựng, sinh viên tại các trường đại học, cao đẳng sẽ được trang bị kiến thức cơ bản về khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, toán học, các kiến thức cơ sở ngành và kiến thức khoa học chuyên ngành như: Trắc địa, thủy lực, kết cấu xây dựng,… Ngoài ra, sinh viên còn được rèn luyện tư duy sáng tạo, suy nghĩ độc lập, kỹ năng giao tiếp, đàm phán để phục vụ cho quá trình làm việc. 

Bên cạnh những kỹ năng và kiến thức nêu trên, sinh viên ngành xây dựng cũng cần có kỹ năng ngoại ngữ như: Tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Hàn,… để giao tiếp, thảo luận trực tiếp với đối tác, cũng như gia tăng cơ hội làm việc tại các công ty lớn hoặc những vị trí cao. 

Cơ hội của sinh viên ngành xây dựng

Sau khi tốt nghiệp ngành xây dựng, sinh viên ra trường có thể đảm nhận những công việc đa dạng như: 

– Kỹ sư công trường, làm việc trong các doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước chuyên về thiết kế và thi công công trình, đảm nhiệm trực tiếp các công việc bên ngoài hiện trường dự án, từ thiết kế, thi công, giám sát, đến thẩm định, nghiệm thu kết quả.

– Kỹ sư làm việc trong các công xưởng sản xuất vật liệu xây dựng, quản lý các vấn đề về chất lượng sản phẩm, hiệu suất công xưởng, nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới.

–  Kỹ sư thiết kế/tư vấn, làm việc trong các văn phòng thiết kế, dự toán. Chuyên viên  lập dự toán, thiết kế kỹ thuật, thẩm tra thiết kế tại các công ty, tập đoàn xây dựng.

– Giảng viên và tham gia giảng dạy, nghiên cứu tại các trường đại học, cao đẳng, cơ quan nghiên cứu, đào tạo chuyên ngành xây dựng trên cả nước.

1 ngành học thiếu gần 500.000 nhân sự mỗi năm: Thiết yếu bậc nhất thị trường, lương tăng chóng mặt theo trình độ, có thể tới 47 triệu đồng/ tháng- Ảnh 4.

Theo TOP CV, hiện mức lương trung bình trên thị trường cho vị trí kỹ sư xây dựng tại Việt Nam hiện nay là khoảng 15.500.000 VNĐ/tháng và khoảng 186.000.000 VNĐ/năm. Trong đó, dải lương phổ biến dao động từ 8.300.000 VNĐ/tháng đến 23.400.000 VNĐ/tháng. Với những người có kinh nghiệm, mức lương có thể cao hơn nhiều lần mức bình quân nói trên.

Theo thống kê của các cơ quan chuyên môn, mức lương quản lý dự án ngành xây dựng trung bình là 23,9 triệu đồng/tháng (khoảng lương từ 16-47 triệu đồng/tháng), vị trí giám sát thi công công trình từ 7-20 triệu đồng/tháng, bộ phận thiết kế 11-21 triệu đồng/tháng và thi công xây lắp từ 8-23,4 triệu đồng/tháng.

Tổng hợp 

Author: amunboss

Để lại một bình luận